Chủ nghĩa
Yêu nước Việt Nam là nội dung cốt lõi của tư tưởng, của nhân sinh quan và thế
giới quan Việt Nam, là hạt nhân của khối đại đoàn kết toàn Dân tộc.
Để phát
huy tinh thần yêu nước, cần nâng cao nhận thức của Cán bộ, Đảng viên và các
tầng lớp Nhân dân về lòng yêu nước, về lý tưởng cách mạng và sự kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội, cụ thể hóa thành các chính sách
và phong trào thi đua thiết thực. Theo đó,
công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống phải góp phần làm cho
mỗi người, trước hết là đội ngũ Cán bộ, Đảng viên và Người Lao động [CB, ĐV
& NLĐ] nhận thức rõ yêu nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh, và thực hành
yêu nước là một trong những nhân tố quan trọng, góp phần làm nên thắng lợi của Sự
nghiệp Cách mạng. Tinh thần yêu nước đó
còn phải được thể hiện cụ thể trong công việc hàng ngày của mỗi Cán bộ, Đảng viên
và Người Lao động.
Xuất phát từ thực tế đó, đồng thời dựa trên Hướng dẫn số
40-HD/BTGTW ngày 01/9/2017 của Ban Tuyên giáo TW, về Thực hiện Chương trình bồi
dưỡng Chuyên đề “Chủ nghĩa Yêu nước Việt Nam” dành cho CB, ĐV và Nhân
dân, Chi bộ Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức [TDH] đã đưa nội dung
này vào Kế hoạch Sinh hoạt Chuyên đề Quý I/2021 với Tiêu đề: “Giáo dục Chủ
nghĩa Yêu nước Việt Nam cho Cán bộ, Đảng viên và Người Lao động”.
Đ/c Báo cáo viên trình bày khá cụ thể,
toàn diện, giải thích chi tiết cũng như gợi ý trọng tâm để Chi bộ thảo
luận. Đặc biệt trong phần liên hệ thực tiễn
tại đơn vị, Chi bộ đã nêu lên nhiều vấn đề khá hay và sẽ có nghiên cứu sâu hơn,
nhằm làm thế nào để ngày càng nâng cao tinh
thần yêu nước cho CB, ĐV & NLĐ trong đơn vị; Tóm tắt lại, buổi sinh hoạt có
một số chủ điểm sau đây:
Chủ nghĩa Yêu nước Việt Nam là tổng hòa các yếu tố tri thức, tình cảm, ý chí
của con người Việt Nam, tạo thành động lực tinh thần mạnh mẽ, thúc đẩy sự sẵn
sàng cống hiến vì Tổ quốc. Có 03 yếu tố cơ bản cấu thành Chủ nghĩa Yêu nước Việt Nam đó là: Tri thức, tình cảm và ý chí của con người Việt
Nam. Chủ nghĩa Yêu nước là giá trị
thiêng liêng chung của toàn dân tộc Việt Nam, cùng cộng đồng người Việt đang
sinh sống ở nước ngoài, trở thành đặc trưng tiêu biểu của tính cách con người
Việt Nam. Lòng yêu nước bắt nguồn từ
tình yêu quê hương xứ sở, từ sự gắn bó giữa những thành viên trong cộng đồng
làng xã, rồi đến Quốc gia, Dân tộc. Lãnh
thổ Việt Nam hiện nay đã có nhiều nền văn hóa phát triển, trải qua nhiều thăng
trầm, các dòng văn hóa đó đã hòa nhập vào dòng chảy chung của văn hóa Việt Nam.
Giáo
dục Chủ nghĩa Yêu nước Việt Nam cho CB, ĐV & NLĐ của đơn vị trong giai đoạn
hiện nay
Trước hết cần xây dựng cho mỗi CB, ĐV & NLĐ có
lòng tự hào Dân tộc sâu sắc: Tự hào về
đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang;
Giáo
dục hoài bão, khát vọng, ý chí thực hiện mục tiêu, lý tưởng “Độc lập Dân tộc gắn liền
với Chủ nghĩa Xã hội”. Kế đến là thực hiện bằng hành động
cụ thể, đặt lợi ích Dân tộc lên trên hết, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân. Để giáo dục Chủ
nghĩa Yêu nước không thể không nhắc đến vai trò của văn hóa, giáo dục. Mỗi cộng đồng, cơ quan, đơn
vị, phải là một môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần giáo dục, rèn luyện nhân
cách, lối sống. Giáo dục,
bồi dưỡng Chủ nghĩa Yêu nước cho CB, ĐV
& NLĐ cần bám sát yêu cầu của cuộc sống, theo đó, công tác tư
tưởng không chỉ dừng lại ở việc tuyên truyền và kêu gọi, mà phải chỉ dẫn các
hành động đúng đắn. Đồng thời, đội ngũ Cán
bộ lãnh đạo, quản lý phải phát huy vai trò tiên phong, thực hiện công tác
chuyên môn gắn với phong trào thi đua yêu nước, để làm gương cho quần chúng.
Để tạo sự chuyển biến sâu sắc về chất lượng giáo
dục Chủ nghĩa Yêu nước Việt Nam cho CB, ĐV & NLĐ, cần phải thường xuyên đổi mới, hoàn thiện
nội dung giáo dục Chủ nghĩa Yêu nước cho các đối tượng, đa dạng hóa hình thức, phương
pháp giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ
thuật phục vụ sự nghiệp giáo dục Chủ nghĩa Yêu nước. Bên cạnh đó, cần phát huy vai trò của tổ chức Đảng, Chính quyền,
Đoàn thể trong mục tiêu của việc giáo dục ấy. Trong khi triển khai thực hiện, cần chú trọng các
ngày lễ hội, các hoạt động kỷ niệm, để phát huy tinh thần yêu nước, khơi dậy
nhiệt tình yêu nước của CB, ĐV & NLĐ; Đồng thời, chăm lo xây dựng con người Việt Nam
phát triển toàn diện, trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân
tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách theo tinh thần Nghị quyết 33-NQ/TW về
"Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu
phát triển bền vững đất nước".
Thực tiễn giáo dục Chủ nghĩa Yêu
nước trong công việc hàng
ngày tại đơn vị
Thời gian qua, tập thể đơn vị đã thực hiện
một số giải pháp nhằm giáo dục Chủ
nghĩa yêu nước cho CB, ĐV & NLĐ, đặc biệt Chi bộ đã chú trọng công tác tuyên
truyền, giáo dục tinh thần yêu nước, đổi mới và đa dạng hóa các phong trào thi
đua yêu nước với nhiều hình thức, nội dung trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống, nhằm mục tiêu xây dựng, bồi đắp tinh thần yêu nước và nâng cao tính giác
ngộ chính trị. Đối với những CB, ĐV & NLĐ còn trẻ, việc giáo dục
lòng yêu nước tập trung vào nội dung thầm nhuần tinh thần yêu nước, thương dân,
ý chí tự lập, tự cường, để mỗi CB, ĐV & NLĐ trẻ trung đó có thể tiếp tục sự
nghiệp cách mạng của thế hệ đi trước, đóng góp vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng
và phát triển đơn vị, phát triển đất nước.
Trong thời gian tới, đơn vị đặt ra mục tiêu
dưới đây để tăng cường việc giáo dục Chủ nghĩa yêu nước cho CB, ĐV & NLĐ
Giáo dục lòng tự hào Dân tộc: Tiến hành xây dựng cho CB, ĐV & NLĐ có lòng tự hào Dân
tộc sâu sắc: Tự hào về đất nước, về truyền
thống lịch sử vẻ vang; Tự hào về các anh
hùng Dân tộc, về nền văn hóa với những giá trị tinh thần sâu sắc.
Giáo dục hoài bão, khát vọng: Hoài bão, khát vọng trong thời kỳ mới là vươn lên, thực hiện
bằng được mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Giáo dục tinh thần sẵn sàng làm việc: Yêu nước biểu hiện bằng những việc làm cụ thể, cùng cả nước, vì
cả nước, tự thân hoạt động vì Tổ quốc, vì Nhân dân.
Giáo dục ý chí kiên trì đấu tranh: Đó chính là giáo dục ý chí kiên quyết, kiên
trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, những
hành động làm yếu đi sức mạnh tổng hợp của toàn Dân tộc.
Giáo dục Chủ nghĩa Yêu nước chân chính gắn với Chủ nghĩa
Quốc tế trong sáng: Thực hiện nghĩa vụ quốc tế là
yêu cầu có tính nguyên tắc, nhưng phải phù hợp khả năng và điều kiện thực tế. Có thể nói, việc thực hiện thành công sự
nghiệp đổi mới chính là sự đóng góp của Dân tộc VN vào Phong trào Cách mạng Thế
giới.
Kết thúc buổi
sinh hoạt, Đ/c Bí thư thay mặt Cấp ủy tóm tắt: Trong giai đoạn hiện nay cần tiếp tục vận dụng
và phát triển những quan điểm, tư tưởng đã nêu trong Chuyên đề, nhằm xây dựng Chi
bộ vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Bên cạnh đó, cần tiếp tục vận dụng và phát
triển những quan điểm về Chủ nghĩa yêu nước, bởi lòng yêu nước của mỗi người
dân VN chính là nền tảng, cơ sở tạo thành sức mạnh tổng hợp của toàn Dân tộc. Giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ
Chí Minh về Chủ nghĩa Yêu nước vẫn tiếp tục soi đường cho Dân tộc VN trong công
cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế. Những nét đặc sắc trong
tư tưởng ấy không chỉ có ý nghĩa lịch sử quan trọng, mà còn có ý nghĩa thời đại
thật to lớn, là bài học quý giá để mỗi CB, ĐV & NLĐ tu dưỡng, rèn luyện.
Chi
bộ Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức