CHI BỘ TDH TỔ CHỨC SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ QUÝ II/2018

27/06/2018
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại.  Thế giới ngày nay đang sống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, và quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng và cấp độ khác nhau.

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những quan hệ gắn bó, sự tùy thuộc lẫn nhau và những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế.  Thông qua quá trình tự do hóa, Hội nhập Kinh tế Quốc tế tạo ra những lợi thế mới thúc đẩy Lực lượng Sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.  Nền kinh tế VN đã thực sự gắn kết với nền kinh tế khu vực và thế giới;  Trong những năm qua, VN đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế nhưng cũng gặp không ít thách thức trên nhiều phương diện, những thách thức đó có ảnh hưởng khá nhiều đến các Doanh nghiệp.  Xuất phát từ thực tế đó, cũng như dựa trên các Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Đảng ủy Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP.HCM, Chi bộ Công ty Cổ phần Phát triển Nhà Thủ Đức lập Kế hoạch triển khai Sinh hoạt Chuyên đề cho cả năm;  Theo đó, ngày 15/6/2018 vừa qua Chi bộ đã tổ chức buổi Sinh hoạt Chuyên đề Quý II/2018 với Tiêu đề:  “TDH và Hội nhập Quốc tế”.

Đến dự có đ/c Phan Thị Sang, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Đảng bộ HFIC, PGĐ Công ty TNHH MTV Xổ số Kiến thiết TP.HCM.    Sau phần mở đầu, đ/c Báo cáo viên đã trình bày cụ thể, toàn diện về nội dung Chuyên đề;  Mỗi phần đều có giải thích chi tiết, minh họa cụ thể, phần cuối đã nêu được những gợi ý trọng tâm để tập thể Chi bộ cùng thảo luận.  Đặc biệt trong phần liên hệ thực tiễn tại đơn vị, Chi bộ đã nêu lên nhiều vấn đề rất hay cần nghiên cứu sâu hơn nhằm vượt qua các thách thức, tận dụng cơ hội trong quá trình Hội nhập Kinh tế toàn cầu.
 
 
Đ/c Phan Thị Sang (bìa phải) tham gia đóng góp ý kiến trong buổi Sinh hoạt
 

Nội dung Chuyên đề được trình bày qua các chủ điểm như sau:
 
-  Căn cứ thực hiện Chuyên đề;  Khái niệm về Hội nhập Quốc tế và Hợp tác Quốc tế;  Tư tưởng Hồ Chỉ Minh về Hội nhập Quốc tế;  Đường lối của Đảng về Hội nhập Quốc tế;  Cơ hội và Thách thức cho Doanh nghiệp trong quá trình Hội nhập;  Các giải pháp để Doanh nghiệp tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức trong quá trình VN hội nhập Kinh tế Quốc tế.
      
Trong phần thảo luận, Tập thể Chi bộ đã thảo luận sôi nổi, có chiều sâu, cụ thể tập trung vào các chủ điểm sau đây:
-  Cơ hội để DN tận dụng trong quá trình hội nhập bao gồm các cơ hội lớn như:  Việt Nam đã tiến hành đàm phán và ký kết được 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia là đối tác thương mại lớn của Việt Nam đồng thời cũng tiến hành đàm phán và gia nhập các Hiệp định kinh tế đa phương như cơ chế của WTO, cộng đồng kinh tế Asean (AEC) và vừa chính thức kết thúc quá trình đàm phán Hiệp định CPTPP.  Việc mở cửa thị trường dịch vụ theo cam kết trong các Hiệp định Quốc tế, xuất hiện nhiều yêu cầu mới trong các lĩnh vực logistics, tài chính ngân hàng, bảo dưỡng, y tế, giáo dục..., kéo theo sự xuất hiện của nhiều Tập đoàn lớn trên thế giới tiến hành mở Văn phòng tại Việt Nam, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng của thị trường Bất động sản Văn phòng.  Một điểm nữa cũng cần được nhìn nhận sau hội nhập là sự chuyển dịch cơ học lao động chất lượng cao từ các quốc gia có nhiều đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, điển hình là xu hướng từ nhóm AEC vào Việt Nam trong thời gian tới.  Khi đó, phân khúc thuê/mua nhà để ở sẽ cao lên, nhất là phân khúc cao cấp, biệt thự nghỉ dưỡng.

-  Những thách thức DN có thể đối mặt trong quá trình hội nhập như:  Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Thế giới ngày nay đang sống trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ. Quá trình này thể hiện không chỉ trong lĩnh vực thương mại mà cả trong các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ, tài chính, đầu tư cũng như các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường với các hình thức đa dạng và mức độ khác nhau.  Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những quan hệ gắn bó, sự tùy thuộc lẫn nhau và những tác động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế. Thông qua quá trình tự do hóa, Hội nhập Kinh tế Quốc tế tạo ra những lợi thế mới thúc đẩy Lực lượng Sản xuất phát triển, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.  Nền kinh tế nước ta đã thực sự gắn kết với nền kinh tế khu vực và thế giới.  Trong những năm qua, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế nhưng cũng gặp không ít thách thức trên nhiều phương diện, những thách thức đó đe dọa đến các Doanh nghiệp:

  • Cạnh tranh quyết liệt hơn, gay gắt hơn với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn ngay cả ở thị trường trong nước;  Các Doanh nghiệp phải học hỏi, hiểu các quy định của Cộng đồng Kinh tế ASEAN, WTO, FTA, CPTPP…, các cam kết khu vực và luật lệ của các nước bạn hàng.
  • Phải áp dụng nhiều tiêu chuẩn trong nước và quốc tế;  Phải thận trọng hơn khi chọn lựa bạn hàng, thị trường, phương thức kinh doanh, khi ký kết Hợp đồng;  Nhiều ưu đãi, trợ cấp, bảo hộ trước đây bị bãi bỏ, điều đó gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã quen với sự bảo hộ, những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và công nghệ yếu.
  • Thị trường biến động nhanh, đòi hỏi khả năng thích ứng và linh hoạt;  Nhiều vấn đề tồn tại không dễ khắc phục;  Một số ngành, sản phẩm, doanh nghiệp có thể bị thua thiệt.
-  Gợi ý những giải pháp cơ bản để Doanh nghiệp có thể vượt qua thách thức như: 
Doanh nghiệp cần tìm hiểu các vấn đề về phát triển và hội nhập, thường xuyên trau dồi kiến thức, nắm bắt thông tin (tự học, sử dụng chuyên gia, tư vấn ngoài Doanh nghiệp);  Đổi mới tư duy kinh doanh phù hợp với bối cảnh mới;  Xây dựng chiến lược Kinh doanh của Doanh nghiệp trên cơ sở lợi thế so sánh và theo hướng nâng cao vị trí trong Chuỗi Giá trị;  Áp dụng các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và vị trí trong Chuỗi Giá trị;  Tăng cường hợp tác với các Doanh nghiệp khác, tham gia các liên kết, mạng lưới và Hiệp hội;

-  Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như: 
Thực hiện các điều chỉnh chiến lược cần thiết phù hợp với bối cảnh mới của Phát triển và Hội nhập Kinh tế Quốc tế;  Hoàn thiện Hệ thống Luật pháp, tạo hành lang pháp lý an toàn và môi trường cạnh tranh bình đẳng cho mọi Doanh nghiệp;  Cải cách hành chính mạnh mẽ, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, đề cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình; Đội ngũ cán bộ có năng lực, phẩm chất, ý thức phục vụ; Kỷ cương hành chính nghiêm minh;  Thực sự quan tâm phát triển nguồn nhân lực; Cải cách mạnh mẽ hệ thống giáo dục, đào tạo coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu;  Tiếp tục phát triển, nâng cấp và giảm chi phí kết cấu hạ tầng, đặc biệt cho Kinh tế Đối ngoại;  Nâng chất lượng và giảm chi phí các dịch vụ do Nhà nước quản lý và do Doanh nghiệp Nhà nước độc quyền cung cấp;  Hơn nữa Nhà nước cũng phải tạo điều kiện cho phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ Doanh nghiệp, nhất là Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Doanh nghiệp ở nông thôn;  Phát triển các Hiệp hội Doanh nghiệp, liên kết Doanh nghiệp, phát huy tối đa các nguồn lực trong và ngoài nước, phân bổ và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả, công bằng;  Tiếp tục đường lối đối ngoại thích hợp, tận dụng và tạo dựng thêm các kênh hợp tác song phương, đa phương phục vụ lợi ích phát triển của đất nước. 

-  Hội nhập Kinh tế Quốc tế có thể tác động đến năng suất lao động của DN theo bốn kênh chính: 
Hội nhập Kinh tế Quốc tế giúp các DN có cơ hội mở rộng thị trường các nước trên thế giới dễ dàng hơn, DN có nhiều điều kiện mở rộng sản xuất, tận dụng hiệu quả theo quy mô từ đó nâng cao năng suất lao động.  Việc giảm hàng rào thuế và phi thuế quan theo tiến trình hội nhập sẽ gây áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa sản xuất trong nước.  Vì vậy, nếu DN kịp thời điều chỉnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, đây sẽ là cơ hội để DN tăng khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu sản xuất nhập khẩu theo mặt bằng giá chung trên thế giới, cắt giảm chi phí sản xuất và từ đó gia tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm.  Các nhà đầu tư nước ngoài có thể đem công nghệ hiện đại với năng suất lao động cao, tạo tác động cũng như sức ép, buộc DN trong nước cùng nâng cao năng suất, nâng cao năng lực cạnh tranh.

-  Vai trò của Phòng TM&CN VN (VCCI) trong việc hỗ trợ các DN cũng rất cần thiết:
Trong nhiều năm qua, hoạt động hỗ trợ DN hội nhập đã được VCCI đẩy mạnh với nhiều nội dung thông qua các khóa đào tạo, tổ chức hội thảo, tọa đàm, biên soạn, xuất bản các ấn phẩm về các vụ kiện thương mại tiêu biểu…  Đối với ngành công thương, tích cực thực hiện các chương trình và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Doanh nghiệp và sản phẩm, đẩy mạnh chiến lược phát triển sản phẩm, ngành hàng cụ thể gắn kết với chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu có chiều sâu, hiệu quả bền vững.  Theo VCCI, Hội nhập Kinh tế Quốc tế có thể tác động đến năng suất lao động của Doanh nghiệp theo bốn kênh chính:  Hội nhập Kinh tế Quốc tế giúp các Doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường các nước trên thế giới dễ dàng hơn, Doanh nghiệp có nhiều điều kiện mở rộng sản xuất, tận dụng hiệu quả theo quy mô từ đó nâng cao năng suất lao động. Việc giảm hàng rào thuế và phi thuế quan theo tiến trình hội nhập sẽ gây áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa sản xuất trong nước.  Vì vậy, nếu Doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh, nâng cao khả năng cạnh tranh, đây sẽ là cơ hội để Doanh nghiệp tăng khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu sản xuất nhập khẩu theo mặt bằng giá chung trên thế giới, cắt giảm chi phí sản xuất và từ đó gia tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm. 

-  Để hội nhập quốc tế một cách hiệu quả, Đảng ta xác định rõ nguyên tắc cơ bản và bao trùm là bảo đảm giữ vững độc lập, tự chủ, bảo đảm vững chắc an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.  Giữ vững độc lập tự chủ thể hiện trước hết trong quyết sách hội nhập nhằm khai thác tối đa các lợi thế, đối phó thắng lợi với các thách thức đặt ra của quá trình hội nhập; Chủ động lựa chọn các tổ chức tham gia, các đối tác và hình thức quan hệ, thời điểm tham gia hội nhập, xây dựng lộ trình hội nhập hợp lý trong khuôn khổ quy định chung; Chủ động điều chỉnh chính sách cho phù hợp với mục tiêu và yêu cầu hội nhập.  Đường lối và chính sách đối ngoại rộng mở luôn dựa trên sự kiên trì giữ vững nguyên tắc đối ngoại cơ bản, bao trùm là vì hòa bình, độc lập, thống nhất.  Trong phát triển quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế, Đảng ta còn nêu rõ 4 nguyên tắc cụ thể:  Một là, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Hai là, không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực. Ba là, giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua thương lượng hòa bình. Bốn là, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi.

Tóm lại, xét về tổng thể, hội nhập sẽ mang lại cơ hội để tăng GDP, tăng dòng vốn FDI và tạo dựng môi trường đầu tư cạnh tranh, minh bạch.  Song không phải mọi ngành, mọi doanh nghiệp đều có thể hưởng lợi từ hội nhập, nhất là các Doanh nghiệp vốn được bảo hộ nhiều và những Doanh nghiệp kém cạnh tranh sẽ phải thu hẹp sản xuất hoặc phá sản.  Ngay cả những ngành hàng được xem là có lợi thế khi hội nhập là Dệt may, khi gia nhập CPTPP phải đảm bảo nguyên tắc xuất xứ, đảm bảo tỷ lệ nhất định nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ các nước thành viên CPTPP mới được hưởng thuế suất 0%;  Hay như ngành thủy sản, khi hội nhập thuế suất không còn là rào cản chính nhưng các biện pháp kiểm dịch (SPS -Sanitary and Phytosanitary Measure) có thể sẽ trở nên ngặt nghèo hơn.

Kết thúc phần thảo luận, đ/c Phan Thị Sang cảm ơn Cấp ủy đã tạo điều kiện tham dự buổi Sinh hoạt Chuyên đề, đánh giá cao chất lượng buổi Sinh hoạt, đồng thời gợi ý một số Chuyên đề có thể đưa vào sinh hoạt định kỳ trong thời gian tới.  Đ/c Bí thư biểu dương tinh thần Tập thể Chi bộ, đã cố gắng dành thời gian nghiên cứu, tổng hợp, lập Đề cương báo cáo, phần trình bày của Báo cáo viên khá đầy đủ, sâu sắc.  Toàn thể Đảng viên đều đã hiểu rõ, quán triệt nội dung, tinh thần của Chuyên đề, đã đóng góp và bổ sung ý kiến rất hay, chi tiết và xác đáng;  Nhân dịp này, đ/c Bí thư cũng kêu gọi tập thể Chi bộ phấn đấu, đoàn kết, thống nhất, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.

Chi bộ TDH

Các tin liên quan