Từ đầu thế kỉ XX, dưới ách thống trị của chế độ thực dân
phong kiến, chứng kiến nền độc lập của dân tộc bị xâm phạm, cảnh nhân dân ta “một
cổ hai tròng” chịu nhiều lầm than, bị áp bức bóc lột, chà đạp tàn bạo, đã có rất
nhiều phong trào yêu nước của các văn thân, sĩ phu yêu nước nổ ra như phong
trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế, phong trào Duy Tân của
Phan Chu Trinh, phong trào Đông kinh nghĩa thục của Phan Bội Châu….nhưng tất cả
đều thất bại.
Có
đi mới biết, có lắng nghe mới thấu hiểu hết, mới lấy làm kính trọng với tinh thần
dũng cảm, kiên cường, bất khuất, một tấm lòng yêu nước da diết, đau đáu lo âu
vì vận mệnh của toàn dân tộc, người thanh niên trẻ tuổi quyết định xuôi mình
trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche-Tréville với
mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây, đồng thời
tìm ra chân lý, con đường để giải phóng cho dân tộc.
|
Chi đoàn Quỹ Phát triển Đất tổ chức tham quan Bến Cảng Nhà Rồng |
Đất nước Bác đặt chân đến đầu tiên là một quốc gia đang đô hộ
chính quê hương mình. Bác đã bắt đầu cuộc hành trình bôn ba xứ người 30 năm làm
tất cả mọi việc từ anh phụ bếp, làm vườn; người cào tuyết trong mùa đông rét lạnh
thấu xương tại Anh và cái lò sưởi duy nhất của Bác chỉ vọn vẹn viên gạch nung,
được gói trong tờ nhật trình cũ; làm phóng viên, viết báo cho một tờ báo tại Đức
vì đơn giản Bác nhận thấy
phải
học viết báo để tố cáo tội ác của thực dân Pháp,... Không chỉ kiếm việc để mưu
sinh nơi đất khách, Bác còn dùng thời gian rảnh để học thêm ngôn ngữ và thông
thạo một số thứ tiếng: Nga, Pháp, Trung, Anh, Ý. Bác
xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, khám phá ra
chân lý lịch sử: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng
được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.
Mùa xuân năm 1941, sau hơn 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác về
nước trực tiếp lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Bác Hồ chỉ ra rằng,
trong điều kiện cụ thể của Việt Nam, con đường duy nhất phải theo là con đường
cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo
đánh đổ đế quốc, thực dân, giành độc lập dân tộc, tiến lên thực hiện cách mạng
xã hội chủ nghĩa.
Trong cuộc sống hàng ngày, Bác rất đổi giản dị. Giữa núi rừng
Pắc Pó, thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trợ nhưng một tinh thần lạc quan,
yêu đời pha chút dí dỏm của Bác được thể hiện rõ qua câu thơ:
“Sáng ra bờ suối tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn
sàng
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng
Cuộc đời cách mạng thật là sang”
Tuy Bác là chủ tịch của một nước nhưng đời sống sinh
hoạt hàng ngày cũng chẳng khác mấy so với người thường. Dù là anh Văn Ba đang
phụ bếp trên tàu, hay là anh thanh niên Nguyễn Ái Quốc trong những năm tháng
đầy gian khổ ở thủ đô Paris, một vị Chủ tich nước đang sống kham khổ ở chiến
khu trong những năm tháng kháng chiến, hay một vị nguyên thủ quốc gia, Bác chỉ sống
trong một căn nhà tranh, vách lá. Bữa ăn đạm bạc của Bác rất giản dị và đơn sơ,
Bác ăn vừa đủ không bỏ món thừa và ăn không sót hạt cơm nào vì Bác tôn trọng
thành quả lao động của người nông dân. Thú vui hằng ngày của Bác chỉ đơn giản
chăm sóc cây cối quanh nhà, nuôi cá, khóm hoa của Bác luôn lộng gió, song vẫn
đậm đà bản sắc cốt cách tâm hồn Việt.
Sau khi tôi được nghe về cuộc đời của Bác Hồ, tôi thấy
xúc động, trào dâng một niềm tự hào thiêng liêng về sự hy sinh một đời của Bác.
Cả đời Bác chẳng mong muốn gì cho lợi ích bản thân mình, Bác chỉ có một khát
khao, ham muốn to lớn làm sao cho nước nhà thống nhất, dân ta thoát khỏi áp bức
bóc lột, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Bác Hồ chính là một tấm gương sáng
mà đời đời các thế thanh niên chúng tôi noi theo, sống là không ngừng học hỏi,
sống phải có nhiệt huyết tuổi trẻ vì nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ bờ cõi nước
nhà.
Là một đoàn viên mới, tôi tự hứa sẽ luôn cố gắng hết
sức, rèn luyện đạo đức, không ngừng trau dồi kiến thức, để hoàn thành các nhiệm
vụ được giao, chung tay xây dựng, phát triển đất nước như những lời Bác đã từng
dạy: “ Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy
nước”.
Thảo Linh